Những bí ẩn về thiên đường du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới

  • 01/07/2019
  • 1126

Du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới nổi lên như một địa điểm du hý mới với cảnh sắc được ví tựa “tiên cảnh chốn phàm trần”. Tuy nhiên có ai biết được đây thật sự là trấn cổ nghìn năm hay chỉ là phim trường được dựng lên nhằm phục vụ cho điện ảnh và du lịch. Vì thế, hãy cùng Bayon Travel tìm hiểu sâu hơn về  để có một chuyến đi trọn vẹn nhé!

1. Địa hình, địa lí đặc biệt


Phượng Hoàng là tên một cổ trấn nằm tại huyện Phượng Hoàng (Châu tự trị người Thổ Gia, người Miêu), ở phía tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Tỉnh Hồ Nam – một tỉnh ít phải chịu ảnh hưởng bởi các cuộc chiến cuối thế kỉ 19 đầu 20. Do đó kiến trúc cổ trấn Phượng Hoàng  ngày nay còn giữ được khá nguyên vẹn cấu trúc cổ trấn điển hình.

 

Sông Đà Giang huyết mạch của Phượng Hoàng cổ trấn tiêu biểu cho du lịch Trương Gia Giới

Sông Đà Giang huyết mạch của Phượng Hoàng cổ trấn tiêu biểu cho du lịch Trương Gia Giới (Ảnh:sưu tầm)

 

Đó là những tòa thành cổ đóng vai trò trung tâm là nơi đặt các bộ máy hành chính quân sự của địa phương. Mặt Bắc của tòa thành là sông Đà Giang một chi lưu của sông Trường giang, chảy từ Tây sang Đông, vừa là hào nước tự nhiên, vừa là tuyến giao thông đường thủy và nguồn nước chính cho dân cư trong thành. Trên cơ sở đó, các khu phố thị cũng dần dần được hình thành, tạo nên các đường phố trong, ngoài thành hoặc bám dọc theo bờ sông xuôi về phía Đông. Những ngôi nhà cổ của khu du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới lấy núi làm điểm tựa, lấy sông làm nơi để ngày ngày soi bóng tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình làm say đắm lòng người. Trái ngược với sự phát triển của tỉnh Hồ Nam, cổ trấn như một nàng công chúa ẩn cư sống mãi với lí tưởng của riêng mình.

 

Xem: Đi Phượng Hoàng cổ trấn mùa nào đẹp?

 

Xem: Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn bay thẳng hàng ngày, khởi hành từ TPHCM, bao visa, 2 đêm phố cổ, giá chỉ 11tr.

 

2. Nguồn gốc tên gọi “Phượng Hoàng” 


Tương truyền rằng, xưa có đôi chim Phượng Hoàng theo Đức Phật tu luyện ngàn năm, vào một ngày nọ đôi chim chứng kiến vùng đất này chìm trong hỏa hoạn dữ dội khắp nơi sinh linh đồ thán. Xót thương cho người dân, cho vùng đất đẹp đôi chim đã cùng nhau lao vào lửa nguyện lấy thân mình cứu lấy mảnh đất và con người nơi đây. Từ đó để cảm tạ đôi chim thần, người dân gọi nơi đây là “Phượng Hoàng Trấn”. Ngày nay trở thành khu du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm.

 

Phượng Hoàng cổ trấn mang tên loài chim Thần truyền thuyết của Trương Gia Giới

Phượng Hoàng cổ trấn mang tên loài chim Thần truyền thuyết của Trương Gia Giới

 

Xem: Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn nên thưởng thức những món ẩm thực nào?

 

Xem thêm: Muốn đến Lệ Giang cổ trấn cần biết những điều này.

 

3. Những bí ẩn về lịch sử, văn hóa

 

Được xây dựng từ năm 686 thời nhà Đường, Phượng Hoàng cổ trấn trở thành trọng tâm văn hóa, chính trị và quân sự của cả vùng thời Minh – Thanh, phần đông cư dân là binh lính được đưa đến trấn nhằm chống lại các cuộc khởi binh của dân tộc Miêu. Nhưng kiến trúc tiêu biểu của thiên đường du lịch Phượng Hoàng cổ trấn Trương Gia Giới lại do người Hán và người Miêu xây dựng và hoàn thiện vào thời nhà Thanh.
 

Dân tộc Miêu lâu đời có công xây dựng Phượng Hoàng cổ trấn góp phần phát triển nền du lịch Trương Gia Giới sau này

Dân tộc Miêu lâu đời có công xây dựng Phượng Hoàng cổ trấn góp phần phát triển nền du lịch Trương Gia Giới sau này

Theo như lịch sử thì ban đầu Phượng Hoàng chỉ là một thành cổ nhỏ nằm về một phía của bờ sông. Theo thời gian, người dân bắt đầu chuyển sang sinh sống ở cả hai bên bờ, khiến bờ sông trở thành điểm nhấn đặc trưng của trấn cổ Phượng Hoàng. Đến đây bạn có thể tận mắt ngắm nhìn cuộc sống sinh hoạt tất bật của người dân hai bên bờ sông. Việc giặt giũ, tắm gội vẫn được diễn ra khiến nơi đây như một cổ máy thời gian đưa du khách trở về những năm tháng xưa cũ.
Trang phục truyền thống của người Miêu ở Phượng Hoàng Cổ Trấn được coi là một viên ngọc quý giá trong trang phục Trung Hoa truyền thống. Những chiếc váy của các cô gái người Miêu được may rất tỉ mỉ và công phu, mỗi chiếc váy có từ 30 đến 40 lớp vải và nặng tới 2kg. Những chiếc váy sau khi dệt xong sẽ được trang trí kim tuyến và thêu họa tiết thổ cẩm một cách tỉ mỉ và khéo léo. Người Miêu có tục gìn giữ những bộ trang phục và truyền lại cho những thế hệ sau. Để may một bộ trang phục các cô gái người Miêu sẽ phải tự làm mọi thứ từ dệt vải, may và thêu dải băng hoa văn để quấn quanh eo và yếm ngực, vì vậy để làm ra một chiếc váy truyền thống này có thể mất một tới 2 năm.
 

Trang phục được thêu dệt tinh xảo của người Miêu tạo nét văn hóa du lịch đặc trưng cho Phượng Hoàng cồ trấn Trương Gia Giới

Trang phục được thêu dệt tinh xảo của người Miêu tạo nét văn hóa du lịch đặc trưng cho Phượng Hoàng cồ trấn Trương Gia Giới

Người dân chủ yếu tự sản xuất những đồ truyền thống và bán tại chỗ nên từ đồ ăn cho đến đồ lưu niệm đều mang nét rất riêng khiến du khách du lịch đến Phượng Hoàng cổ trấn Trương Gia Giới chẳng thể lẫn vào đâu được.

 Quà lưu niệm được làm thủ công ở Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới rất phù hợp cho những món quà du lịch

Quà lưu niệm được làm thủ công ở Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới rất phù hợp cho những món quà du lịch

Ngoài ra, những người Thổ Gia làm đèn hoa bằng giấy với nhụy là một cây nến nhỏ, để du khách có thể thả xuống dòng sông Đà Giang. Họ tin rằng đó là một cách để có thể nuôi dưỡng ước mơ và biến nó thành sự thật.
 

Khách du lịch đến Phượng Hoàng cổ trấn Trương Gia Giới có dịp thả đèn hoa trên Đà Giang thơ mộng về đêm để cầu mong điều lành

Khách du lịch đến Phượng Hoàng cổ trấn Trương Gia Giới có dịp thả đèn hoa trên Đà Giang thơ mộng về đêm để cầu mong điều lành

 

Xem: Tất tần tât thông tin chia sẻ cho những ai thích du lịch Phượng Hoàng cổ trấn

 

Xem: Tất tần tât thông tin chia sẻ cho những ai thích du lịch Bắc Kinh

 

4. Đặc trưng kiến trúc “Điếu Cước Lâu"

 

Cổ trấn du lịch Phượng Hoàng Trương Gia Giới nội bật hơn các trấn khác vì nơi đây sở hữu kiểu kiến trúc “Điếu cước lâu”-một loại hình kiến trúc nhà ở dân gian mang nhiều sắc thái văn hóa địa phương độc đáo.
Điếu cước lâu là kiểu kiến trúc truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng lưu vực phía Nam sông Trường Giang, là kiểu kiến trúc nhà sàn có điểm khác biệt cơ bản với lại hình nhà sàn thông thường khác bằng kết cấu gỗ cột. Công trình theo lối kiến trúc điếu cước lâu là kiểu ” bán sàn ” nghĩa là một nửa sàn, nửa diện tích của nhà sẽ được dựa vào các điểm chống đỡ như sườn núi, mặt nước. Tưởng chừng như kiểu bề mặt này sẽ thiếu chắc chắn cho ngôi nhà nhưng thực tế nó lại rất ổn định và an toàn.
 

Điếu Cước Lâu là kiến trúc đặc trưng ở Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới

Điếu Cước Lâu là kiến trúc đặc trưng ở Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới

Điếu cước lâu đem đến không gian sống hoàn hảo cho những người bản địa vốn phải chịu đựng sự phức tạp của địa hình, khí hậu ẩm ướt và hệ sinh thái phong phú như vùng Tây Nam Trung Quốc điển hình là Phượng Hoàng Cổ Trấn.

Giống với các hình thức nhà sàn khác. Điếu cước lâu ở Trấn Phượng Hoàng thường được xây cao từ 2-3 tầng. Tầng trệt dùng để chứa củi, dụng cụ lao động hoặc làm chỗ ở cho vật nuôi hoặc. các tầng cao hơn được dùng là nơi sinh hoạt chung cho cả gia đình với đầy đủ tiện nghi như giường ngủ gỗ cho phòng ngủ và bàn ghế cho không gian phòng khách.
 

Điếu cước lâu ở điểm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới là kiến trúc dân gian truyền thống của dân tộc

Điếu Cước Lâu ở điểm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới là kiến trúc dân gian truyền thống của dân tộc

Khác với Giang Tô ( Tô Châu, Trung Quốc ) là mang đậm phong vị kiến trúc của người Hán thì Điếu Cước Lâu ở điểm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới lại là kiến trúc dân gian truyền thống của dân tộc thiểu số nhưng được đặt trong không gian đô thị Hán, chịu ảnh hưởng văn hóa Hán. Kiến trúc nơi đây đã có nhiều biến đổi để thích ứng với điều kiện tư nhiên, văn hóa xã hội nhưng cũng không mất đi hoàn toàn bản sắc riêng có. Chính nhờ các yếu tố tác động đó tạo nên nét khác biệt cùng với sự độc đáo riêng biệt cho loại hình kiến trúc nổi bật nhất Phượng Hoàng cổ trấn.
Những du khách đã một lần du lịch đến Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới sẽ biết được trấn không chỉ là một địa điểm du lịch đơn thuần mà còn là một bảo tàng “sống” chứa đựng biết bao giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật và những nét đẹp truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc Miêu mà người dân nơi đây đã dày công gìn giữ tận hơn 1300 năm trước sự tàn phá dữ dội của thời gian

 

Xem: Có một cổ trấn 2000 năm tuổi nổi trên mặt nước, được bảo vệ bởi Vạn Lý Trường Thành hùng vĩ

 

Xem: Khám phá Tiểu Tây Tạng Shangrila và Lệ Giang cổ trấn

 

CHIA SẺ THÔNG TIN DU LỊCH HỮU ÍCH

CLICK XEM

————————————————————————————————

 

LIÊN HỆ ĐẶT TOUR 0909486156 - 0338625718 - 0329979134

BAYON TRAVEL

————————————————————————————————

 

VỀ TRANG CHỦ

Đánh giá